Cây đào được tượng trưng cho sự trường thọ của con người, nó không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà nó còn mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân.
Tên: Cây đào, cây đào rừng, cây đào năm cánh….
Tên khoa học: Prunus persica L.
Thuộc họ 2 họ: Hoa Hồng (Rosaceae); Họ phụ Mận (Prunoidae
Cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mông Cổ.
Cây đào gồm có 6 loài, 5000 giống, được trồng ở nhiều nước ôn đới và cận nhiệt đới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Nga và Việt Nam…). ở việt nam phổ biến là đào bích, đào phai, đào năm cánh, đào bạch…
Phân bố: Ở Việt Nam Cây đào cổ thụ được trồng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh sơn la, sapa, điện biên, lạng sơn, bắc giang…..
Mô tả:
Rễ: Rễ đào tập chung ở mặt đất từ 10 đến 50 cm tùy thuộc vào mỗi giống đào, rễ cái ăn sâu vào lòng đất giúp cây đứng vững. Trên rễ đào thường có các mầm ngủ ở những rễ nổi trên mặt đất, rễ đào được phát triển theo chiều ngang, đây chính là điều kiện thuận lợi để các mầm ngủ mọc thành cây.
Thân: Thuộc thân gỗ nhỏ, cao từ 5 đến 10 m, thuộc họ cây mọc lâu năm, thân nhẵn và phân thành nhiều cảnh, thân đào cổ thụ có màu hồng, chồi có lông mềm.
Lá: Lá có hình giống ngọn giá, hẹp, thuôn và nhọn, dài từ 5 đến 15 cm, rộng từ 2 đến 3 cm, hình thù lá nhăn nheo, có màu lục thẫm hay nhạt tùy vào mỗi giống đào, cuống lá mảnh khảnh, gần cuống lá có 2 tuyến nhẵn.
Hoa: Thuộc hoa đơn đợn có màu đỏ, hồng, trắng tùy từng loại, hoa không có cuống, cánh dài hợp ở gốc có hình chuông. Thường nở rộ vào mùa xuân, nở cùng lúc với chồi lá, cánh trắng mềm và mỏng, có hình trứng ngược, nhiều nhị và nhị dài bằng cánh hoa.
Quả: Quả cây đào có 2 loại một là đào hạt rời và 2 là đào hạt dính. Thịt của quả đào có màu trắng có vị ngọt và ít vị chua. Thịt đào có mày vàng thường có vị chua kèm theo ngọt.
|